Cảm giác tê ở chân và bàn chân chủ yếu là có áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng tê kéo dài và không có nguyên nhân rõ ràng thì đó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó.
Tư thế không đúng: Làm giảm lưu lượng máu gây tê tạm thời, m ột số thói quen như ngồi bắt chéo chân quá lâu; ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài; ngồi trên chân; mặc quần, đeo tất hoặc giày quá chặt: tê thường xuất hiện ngay khi hoạt động, khoảng 5-10 phút, rồi biến mất.
Chấn thương: các chấn thương ở cột sống, chân, mắt các chân, bàn chân, hông có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh. Tùy mức độ tổn thương mà thời gian tê nhức dài hoặc ngắn
Bệnh tiểu đường: Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây tê, ngứa ran, đau ở bàn chân, nghiêm trọng có thể gây đau cả chân. Tê, châm chích thường xuất hiện ở ngón chân cái.
Các bệnh ở đĩa đệm và cột sống: có thể gây chèn ép các dây thần kinh đi đến chân, dẫn dến tê hoặc rối loạn cảm giác ở chân. Hoặc khi chèn ép vào dây thần kinh tọa có thể gây tê, ngứa râm ran ở chân và bàn chân. Đau tê chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh, từ vùng thắt lưng xuống đùi, gối và chân. Cơn tê và châm chính có thể nhói lên như điện dật, và gây buồn.
Bệnh động mạch ngoại vi: làm giảm lưu lượng máu gây ra tình trạng tê. Chân là bộ phận hay bị ảnh hưởng nhất bởi bệnh động mạch ngoại vi. Các triệu trứng tê của bệnh động mạch ngoại vi thường biến mất sau vài phút nghỉ ngơi. Thường đi kèm với một số bệnh như giãn mạch, bệnh tim, bệnh huyết áp
Sử dụng rượu: Các độc tố trong rượu có thể gây tổn thương thần kinh, các tổn thương này thường liên quan đến việc giảm mức vitamin B, chẳng hạn như B1, B9, B12 do uống quá nhiều rượu.
- Khi cảm giác đau nhức, tê bì chân không liên quan đến thói quen sinh hoat, tư thế, các yếu tố lối sống.
- Diễn ra nhiều lần trong ngày, và trong nhiều ngày
- Có kèm theo các triệu chứng đau ở các cơ quan khác
- Có đi kèm với những thay đổi về màu sắc hình dáng, nhiệt độ của chân và bàn chân
- Bất cứ ai gặp phải tình trạng tê không rõ nguyên nhân, dai dẳng thường xuyên, đau đớn kèm theo các triệu chứng mãn tính khác nên đến để bác sĩ chẩn đoán và thảo luận về cách lựa chọn điều trị
Cần điều trị như thế nào khi bị đau nhức tê bì chân tay
Dùng thuốc
Thuốc giảm đau nhóm NSAID, hoặc dẫn xuất của paracetamol hay được chỉ định
- Corticoid: một số thuốc corticoid có thể giúp giảm viêm mạn tính trong các trường hợp tê do viêm
- Gabepentin và pregablin: các thuốc ngăn chặn hoặc thay đổi tín hiệu thần kinh có thể giúp giảm đau và giảm tê
Không dùng thuốc
- Nước đá có thể giúp giảm sưng, làm giảm chèn ép lên dây thần kinh. Chườm lạnh vào chân và bàn chân trong 15 phút mỗi lần vài lần mỗi ngày
- Nhiệt: Giúp nới lỏng các cơ cứng, đau hoặc căng có thể gây áp lực lên dây thần kinh và gây tê. Tránh làm quá nóng chân và bàn chân do có thể làm nặng hơn tình trạng viêm và và gây đau tê
- Massage: Xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu trứng
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, hạn chế uống rượu
Sử dụng kết hợp với các thảo dược an toàn với dạ dày
Để giảm các tác dụng phụ trên gan, thận và dạ dày, nhiều người lựa chọn sử dụng kết hợp bộ đôi thảo dược cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng để giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
Theo GS. BS Nguyễn Văn Thông tư vấn trong chương trình “Hãy chia sẻ cùng chúng tôi” trên VTV2 vào lúc 20h45 phút thứ 6 hàng tuần.
1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước
3 1 năm trước